Thuốc Cellcept 250mg ngăn ngừa tình trạng thải ghép cấp tính

5/5 - (1 bình chọn)

Thuốc Cellcept do Công ty Roche S.p.A và số đăng ký lưu hành VN-21283-18 tại Việt Nam, được các bác sĩ kê đơn sử dụng để ngăn chặn đào thải sau khi thực hiện cấy ghép các cơ quan như thận, tim hoặc gan. Hôm nay hãy cùng Nhà Thuốc An An tìm hiểu công dụng và lưu ý khi dùng Cellcept dưới bài viết này nhé!

Thuốc Cellcept là thuốc gì?

Thuốc Cellcept là loại thuốc được sử dụng để ức chế miễn dịch, được FDA chấp thuận là phương pháp dự phòng dùng để ngăn cơ thể từ chối cấy ghép các cơ quan sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên. Thuốc có thể kết hợp với một số loại thuốc khác (như phối hợp với cyclosporine và corticosteroid) để ngăn ngừa đào thải sau khi ghép các cơ quan nội tạng như gan, thận hoặc tim.

Thuốc Cellcept 250mg - Công dụng và chỉ định dùng thuốc
Thuốc Cellcept 250mg: Công dụng và chỉ định dùng thuốc

Thông tin thuốc Cellcept

✅ Thương hiệu: ❤️ Cellcept
✅ Hoạt chất: ❤️ Mycophenolic acid
✅ Dạng bào chế: ❤️ Viên dùng đường uống, dung dịch tiêm
✅ Dược sĩ: ❤️ Tư vấn tận tâm
✅ Giao hàng: ❤️ Toàn quốc
✅ Cam kết: ⭐ Thuốc tốt, giá tốt
✅ Nhà thuốc: 🥇 Uy tín số 1

Chỉ định thuốc 

Thuốc nên được sử dụng kết hợp với Corticosteroid hoặc Cyclosporin để điều trị các tình trạng sau:

  • Thuốc Cellcept được sử dụng để dự phòng ngăn ngừa tình trạng thải ghép cấp tính và hỗ trợ hiện tượng thải ghép lần đầu tiên hoặc không đáp ứng với điều trị ở những người bệnh thực hiện ghép thận không cùng huyết thống.
  • Dự phòng tình trạng thải ghép cấp tính với những người bệnh thực hiện ghép tim không cùng huyết thống. Một số bệnh nhân sử dụng MMF có thể giúp cải thiện thời gian sống trong năm đầu sau khi thực hiện ghép tim.
  • Dự phòng hiện tượng thải ghép cấp tính cho những bệnh nhân thực hiện ghép gan không cùng huyết thống.

Chống chỉ định Cellcept

  • Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị dị ứng với hoạt chất hoặc thành phần của thuốc.
  • Không sử dụng thuốc Cellcept cho phụ nữ có khả năng mang thai, phụ nữ đang mang thai hoặc đang có dự định mang thai.
  • Bệnh nhân đang cho con bú thì không nên dùng thuốc Cellcept.

Cơ chế hoạt động của thuốc Cellcept 250mg

Thuốc Cellcept 250mg thuộc nhóm thuốc ức chế miễn dịch, được chỉ định để ngăn ngừa thải ghép ở bệnh nhân ghép thận, tim, gan. Thuốc có hoạt chất chính là mycophenolate mofetil, hoạt động bằng cách ức chế sự sản xuất của các tế bào lympho B và T( ế bào miễn dịch quan trọng trong quá trình đào thải cơ quan ghép).

Mycophenolate Mofetil ức chế hoạt động của enzyme inosin monophosphate dehydrogenase (IMPDH), là enzyme cần thiết cho quá trình sản xuất guanosine triphosphate (GTP), một phân tử cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của các tế bào lympho B và T. Khi IMPDH bị ức chế, dẫn đến sự suy giảm sản xuất GTP, giảm số lượng và khả năng hoạt động tế bào lympho B và T, từ đó ngăn chặn cơ thể đào thải cơ quan ghép.

Ngoài ra, Mycophenolate mofetil cũng có thể ức chế sự sản xuất Cytokine phân tử truyền tín hiệu quan trọng trong quá trình miễn dịch làm giảm khả năng đào thải cơ quan ghép.

Điều quan trọng cần lưu ý là thuốc Cellcept thường được sử dụng kết hợp với các thuốc ức chế miễn dịch khác để đạt được kết quả tốt nhất cho người nhận cấy ghép.

Cách dùng và liều dùng thuốc Cellcept 

Cách dùng

  • Thuốc có 2 dạng: Viên nang 250mg và 500 mg hoặc bột pha hỗn hợp dịch uống 200 mg/ml.
  • Nên uống nguyên viên thuốc cùng với một lượng nước vừa đủ.
  • Không nghiền hay nhai nát viên thuốc trong quá trình dung thuốc.
  • Không để thuốc rơi vào mắt hoặc da.

Cellcept Intravenous truyền tĩnh mạch (IV) 500 mg mỗi lọ được bác sĩ đưa vào tĩnh mạch trong một khoảng thời gian

Cellcept Intravenous IV được sử dụng cho những người không thể nuốt viên nang, viên nén hoặc dung dịch uống. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể truyền thuốc cho bạn trong tối đa 14 ngày. Tuy nhiên, ngay sau khi có thể nuốt viên nang hoặc truyền dung dịch uống bác sĩ có thể sẽ ngừng truyền tĩnh mạch và đổi qua dụng uống.

Liều uống đầu tiên của CellCept được đưa ra càng sớm càng tốt sau khi ghép thận, tim hoặc gan. Truyền IV được đưa ra trong vòng 24 giờ sau khi cấy ghép.

Liều dùng 

Liều dùng dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần sử dụng thuốc đặc trị theo liều lượng của bác sĩ chỉ định.

Liều dùng cho người lớn:

Đối với bệnh nhân ghép thận

  • Người lớn: Liều dùng là 1.000 mg tương đương 8 viên chia thành 2 lần uống. Liều đầu tiên sử dụng trong vòng 3 ngày sau khi thực hiện cấy ghép thận.
  • Trẻ em từ 3 tháng – 18 tuổi (bột pha hỗn hợp dịch uống): Liều dùng thuốc Cellcept sẽ tùy thuộc vào độ, chiều cao và cân nặng tuổi mà bác sĩ sẽ đưa ra liều dùng hợp lý. Liều dùng tham khảo là 600mg/m2 chia thành 2 lần uống mỗi ngày.
  • Nếu bạn chỉ định truyền CellCept IV, thời gian truyền trong khoảng thời gian khoảng 2 giờ, dùng 2 lần/ngày.

Đối với bệnh nhân ghép tim

  • Người lớn: Liều dùng là 1.500 mg tương đương 12 viên chia thành 2 lần uống mỗi ngày. Liều đầu tiên được sử dụng trong vòng 5 ngày sau khi thực hiện cấy ghép tim.
  • Dạng truyền tĩnh mạch, thời gian truyền thuốc trong khoảng thời gian khoảng 2 giờ, dùng 2 lần/ngày.

Đối với bệnh nhân ghép gan

  • Người lớn: Liều dùng là 1.500 mg tương đương 12 viên chia thành 2 liều dùng mỗi ngày. Liều đầu tiên được sử dụng trong vòng 4 ngày sau phẫu thuật cấy ghép gan.
  • Dạng truyền tĩnh mạch liều điển hình là 1.000 mg được đưa ra 2 lần/ngày. Mỗi lần truyền dịch diễn ra trong khoảng thời gian khoảng 2 giờ.

Liều dùng cho trẻ em

Thuốc CellCept được chấp thuận để ngăn ngừa thải ghép nội tạng ở trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên, điều trị kết hợp với các thuốc ức chế miễn dịch khác. 

Ghép tim:

  • Liều khởi đầu 600 mg / m2 uống hai lần/ngày.
  • Liều duy trì 900 mg / muống hai lần/ngày.
  • Liều tối đa 3.000mg/ngày hoặc 15ml hỗn dịch uống hàng ngày.

Ghép thận:

  • Liều khởi đầu 600 mg / m2 uống 2 lần/ngày.
  • Liều tối đa 2.000mg/ngày hoặc 10 ml hỗn dịch uống hàng ngày.

Ghép gan:

  • Liều khởi đầu 600 mg / m2 uống 2 lần/ngày.
  • Liều duy trì 900 mg / muống 2 lần/ngày.
  • Liều tối đa 3.000mg/ngày hoặc 15ml hỗn dịch uống hàng ngày.

Nên làm gì nếu dùng quá liều thuốc?

Trường hợp bệnh nhân sử dụng quá liều thuốc Cellcept, thì ngay lập tức mang theo đơn thuốc đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán nếu có dấu hiệu bất thường sẽ được chữa trị kịp thời.

Nên làm gì nếu quên một liều?

Trường hợp bệnh nhân quên sử dụng thuốc Cellcept một liều thì phải uống ngay sau khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần đến thời gian sử dụng liều tiếp theo thì nên bỏ qua liều đã quên và tiếp tục sử dụng theo liều lượng như bình thường. Không sử dụng 2 liều cùng lúc để thay thế cho liều đã quên.

Trường hợp bệnh nhân thường xuyên quên sử dụng thuốc nhiều lần, thì phải mang đơn thuốc đến bệnh viện để trao đổi với bác sĩ. Bác sĩ có thể điều chỉnh hoặc thay đổi liều dùng của bạn để bù lại cho những liều đã quên.

Lưu ý khi dùng thuốc Cellcept

  • Thuốc Cellcept có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và sản xuất quá nhiều tế bào bạch cầu. Điều này khiến cho người bệnh ung thư có khả năng cao bị nhiễm trùng não. Người bệnh bị nhiễm trùng có thể dẫn đến bị suy thận hoặc một số bệnh nhiễm trùng khác.
  • Người bệnh có bệnh lý nền, chẳng hạn như bệnh tim, bệnh gan, bệnh thận, cần thận trọng khi sử dụng thuốc Cellcept 250mg.
  • Phụ nữ đang mang thai có thể bị sảy thai hoặc gây dị tật bẩm sinh cho trẻ. Người bệnh nên thử thai trước khi sử dụng thuốc này.
  • Cả nam và nữ đều phải sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ trong quá trình điều trị và ít nhất 90 ngày sau liều cuối cùng.
  • Nếu trong quá trình sử dụng thuốc mà bạn lỡ mang thai, thì trao đổi với bác sĩ về vấn đề này ngay. Không được tự ý ngừng sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Không nên cho con bú khi đang sử dụng thuốc.

Tác dụng phụ của Cellcept 250mg

Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc Cellcept

  • Bị đau dạ dày, táo bón, buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Bị sưng bàn chân hoặc mắt cá.
  • Bị phát ban trên da.
  • Bị chóng mặt, nhức đầu.
  • Bị đau họng, sốt hoặc một số dấu hiệu nhiễm trùng khác.
  • Các vấn đề về huyết áp.
  • Cơ thể cảm thấy đau nhức.
  • Bị giảm tế bào máu.
  • Bị tăng huyết áp.
  • Tim đập không đều.

Nếu gặp những dấu hiệu tác dụng phụ của thuốc được liệt kê ở trên thì người bệnh nên trao đổi với bác sĩ.

Xem thêm: Thuốc Neoral 100mg phòng chống ghép tủy sống, ghép tạng

Tương tác thuốc 

Một số loại thuốc có thể tương tác với thuốc Cellcept như:

Renagel. Valganciclovir. Rifater. Rimactane. Sulfamethoxazole.
Renvela. Valacyclovir. Rifadin. Protonix. Norfloxacin.
Acyclovir. Ganciclovir. Rifamate. Prevacid. Metronidazole.
Ciprofloxacin. Vholestyramine. Questran Light. Prevalite. Locholest Light.
Azathioprine. Locholest.    
  • Một số loại thuốc kháng axit có chứa nhôm và magie.
  • Một số loại thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng tác dụng của thuốc Cellcept.

Lưu ý: Những loại thuốc được kể trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để biết chi tiết hơn về vấn đề này.

Cách bảo quản 

  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ từ 15 – 30 độ C.
  • Bảo quản thuốc ở nơi không có ánh nắng và độ ẩm.
  • Không sử dụng thuốc Cellcept quá Date.
  • Không sử dụng thuốc hết hạn hoặc bị hỏng.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.

Ưu và nhược điểm của Cellcept

Dưới đây là một số ưu và nhược điểm cụ thể của Cellcept:

Ưu điểm

  • Hiệu quả ngăn ngừa thải ghép cao: Cellcept là một thuốc ức chế miễn dịch hiệu quả, giúp ngăn ngừa thải ghép ở bệnh nhân ghép thận, tim, gan. Theo một nghiên cứu, Cellcept giúp giảm nguy cơ thải ghép ở bệnh nhân ghép thận xuống còn 15%.
  • Dễ sử dụng: Thuốc Cellcept có dạng viên nén, dễ sử dụng. Thuốc có thể được uống cùng hoặc không cùng thức ăn.
  • Chi phí hợp lý: Thuốc có chi phí hợp lý, giúp giảm gánh nặng kinh tế cho bệnh nhân.

Nhược điểm

  • Tác dụng phụ: Cellcept có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhiễm trùng, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng nguy cơ ung thư da. Các tác dụng phụ này thường nhẹ và có thể được điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc chảy máu.
  • Giảm sức đề kháng: Bởi vì Cellcept ức chế hệ thống miễn dịch, nó có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề sức khỏe khác.
  • Giảm khả năng miễn dịch tự nhiên: Do ức chế tế bào miễn dịch, người dùng Cellcept có thể trở nên dễ bị bệnh hơn và cần phải tuân thủ chặt chẽ các biện pháp an toàn để tránh nhiễm trùng.
  • Giảm hấp thụ axit folic: Cellcept có thể làm giảm hấp thụ axit folic, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe chung và yêu cầu bổ sung axit folic.
  • Tương tác thuốc: Cellcept có thể tương tác với một số loại thuốc khác, bao gồm: azathioprine, cyclosporine, tacrolimus, warfarin, thuốc tránh thai đường uống. Những tương tác này có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng Cellcept.

Câu hỏi thường gặp khi dùng thuốc Cellcept 

Sau đây nhà thuốc An An sẽ giải đáp một số thắc mắc của đọc giả đang quan tâm và đang sử dụng thuốc Cellcept nhiều nhất.

Thuốc Cellcept giá bao nhiêu?

Cellcept sẽ có giá bán chênh lệch tùy thuộc vào thời gian và địa điểm mua hàng của bạn mà có giá khác nhau. Liên hệ hotline 0933785717 để được tư vấn giá mới nhất.

Mua thuốc Cellcept 250mg ở đâu?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều địa điểm bán thuốc Cellcept. Tuy nhiên người bệnh vẫn còn lo ngại về việc mua phải hàng giả và không biết mua thuốc chính hãng ở đâu. Bạn hãy liên hệ trực tiếp qua hotline Nhà Thuốc An An 0933785717 để mua thuốc chính hãng và đặt hàng nhanh chóng.

Hệ thống nhà thuốc chúng tôi chuyên phân phối các loại thuốc điều trị ung thư chính hãng với mức giá hợp lý và giao hàng trên cả nước. Để biết thêm chi tiết vui lòng truy cập website nhathuocanan.com để tìm hiểu và các chuyên viên tư vấn tận tâm.

Thuốc Cellcept có thể gây ra dị ứng không?

Thuốc Cellcept có thể gây ra dị ứng ở một số người. Các triệu chứng dị ứng có thể bao gồm:

  • Ngứa, phát ban
  • Sưng mặt, môi, lưỡi, họng
  • Khó thở
  • Chóng mặt

Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy ngừng sử dụng thuốc và đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

 Thuốc Cellcept có thể gây ra nhiễm trùng không?

Thuốc Cellcept có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, do đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Cần thận trọng khi sử dụng thuốc trong thời gian có nhiễm trùng.

Thuốc Cellcept có thể gây ra ung thư da không?

Thuốc Cellcept có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư da, đặc biệt là ung thư tế bào vảy. Ung thư tế bào vảy là một loại ung thư da phổ biến, thường bắt đầu từ các tế bào phẳng ở lớp ngoài của da.

Nguy cơ mắc ung thư da khi sử dụng thuốc Cellcept cao hơn ở những người có tiền sử ung thư da, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, hoặc có các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá, uống rượu bia, hoặc bị tổn thương da do bức xạ.

Để giảm nguy cơ mắc ung thư da khi sử dụng thuốc Cellcept, cần lưu ý những điều sau:

  • Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất 30 và thoa lại sau mỗi 2 giờ, hoặc sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi.
  • Mặc quần áo che chắn da khi ra ngoài trời nắng.
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
  • Kiểm tra da thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu ung thư da.

Thuốc Cellcept có thể gây ra nhiễm trùng không?

Thuốc Cellcept có thể làm tăng nguy cơ mắc các nhiễm trùng  đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường tiết niệu, nhiễm trùng da và nhiễm trùng huyết.

Nguy cơ mắc nhiễm trùng khi sử dụng thuốc Cellcept cao hơn ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, mắc các bệnh mạn tính hoặc đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch khác.

Để giảm nguy cơ mắc nhiễm trùng khi sử dụng thuốc Cellcept, cần lưu ý những điều sau:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước.
  • Tránh tiếp xúc với người bị nhiễm trùng.
  • Tiêm vắc-xin đầy đủ.
  • Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng và thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu có.

Thuốc Cellcept có thể gây ra suy gan, suy thận không?

Thuốc Cellcept có thể gây ra suy gan, suy thận ở một số người, đặc biệt những người có tiền sử bệnh gan, bệnh thận, hoặc đang sử dụng các thuốc độc hại cho gan, thận.

Nếu đang sử dụng thuốc Cellcept, cần được theo dõi chức năng gan, thận định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu suy gan, suy thận. Nếu có dấu hiệu suy gan, suy thận, cần ngừng sử dụng thuốc Cellcept và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tài liệu tham khảo

1/ Thuốc Cellcept: Công dụng, Liều lượng & Tác dụng phụ – Drugs.com: https://www.drugs.com/cellcept.html

2/ Mycophenolic dự phòng ngăn cơ thể từ chối cấy ghép các cơ quan: https://vi.wikipedia.org/wiki/Mycophenolic

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *