Thuốc Femara 2.5mg điều trị ung thư vú, kích thích rụng trứng

4.5/5 - (10 bình chọn)

Thuốc Femara giúp giảm nồng độ Estrogen ở phụ nữ sau mãn kinh, từ đó làm chậm sự phát triển khối u vú cần Estrogen để phát triển. Ngoài ra thuốc còn kích trứng trưởng thành nhằm tăng cơ hội mang thai. Cùng Nhà Thuốc An An đi tìm hiểu các thông tin chi tiết về loại thuốc này ngay trong bài nhé.

Thông tin thuốc Femara 2.5mg (Letrozole)

✅ Thành phần chính ⭐ Letrozole
✅ Thương hiệu: ⭐ Femara
✅ Nhà sản xuất:  ⭐ Novartis International AG
✅ Nơi sản xuất: ⭐ Basel, Thụy Sĩ
✅ Dạng bào chế:  ⭐ Viên nén bao phim chứa 2,5 mg Letrozole.
✅ Cách đóng gói: ⭐ Hộp 30 viên nén
✅ Hạn dùng: ⭐ Trên bao gì
✅ Số đăng ký:  ⭐ VN-7708-03

Chỉ định Femara 

Thuốc Femara 2,5mg đã được FDA phê duyệt ở phụ nữ sau mãn kinh. Là thuốc theo toa hỗ trợ điều trị ung thư vú, các vấn đề rụng trứng và vô sinh không rõ nguyên nhân. Đây là tên thương hiệu mà Novartis sử dụng cho phiên bản Letrozole. 

  • Thuốc ung thư vú sau phẫu thuận giai đoạn đầu xâm lấn dương tính với thụ thể Hormone.
  • Thuốc được sử dụng ở phụ nữ sau mãn kinh vì Aromatase tham gia vào việc sản xuất hầu hết Estrogen.
  • Ung thư vú tiến triển tái phát ở phụ nữ có tình trạng nội tiết sau mãn kinh, những người trước đó đã được điều trị bằng thuốc kháng Estrogen.
  • Điều trị bổ trợ mới (Trước phẫu thuật) đối với ung thư vú dương tính với thụ thể Hormone, HER-2 âm tính khi hóa trị không phù hợp và không chỉ định phẫu thuật ngay.

Thuốc Femara Letrozole cũng được sử dụng ngoài nhãn (không có sự chấp thuận của FDA) như một phương pháp điều trị sinh sản:

  • Cảm ứng rụng trứng: Femara 2.5mg gây rụng trứng ở bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), đây là tình trạng mất cân bằng nội tiết tố gây cản trở quá trình rụng trứng.
  • Tăng cơ hội mang thai ở phụ nữ rụng trứng: Việc điều trị bằng thuốc Femara dẫn đến sự phát triển nang trứng dẫn đến việc giải phóng nhiều trứng. Quá trình này được gọi là kích thích buồng trứng quá mức hay siêu rụng trứng có kiểm soát.
Thuốc Femara 2.5mg (Letrozole) Thuốc Điều Trị Ung Thư Vú
Thuốc Femara 2.5mg (Letrozole) Thuốc Điều Trị Ung Thư Vú

Chống chỉ định thuốc Femara (Letrozole)

  • Quá mẫn với hoạt chất và với bất kỳ tá dược có bên trong thuốc.
  • Tình trạng nội tiết tiền mãn kinh ở phụ nữ.
  • Mang thai và không được mang thai trong khi bạn đang điều trị.
  • Không nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian điều trị vì thuốc có thể đi vào sữa mẹ ảnh hưởng đến em bé.

Cách dùng thuốc điều trị ung thư Femara (Letrozole)

Thông tin liều lượng thuốc dưới đâu, chỉ mang tính chất tham khảo, không tự ý sử dụng khi không có chỉ định từ bác sĩ theo dõi điều trị bệnh. 

Cách dùng

Thuốc nên được dùng bằng đường uống và có thể uống cùng hoặc không cùng thức ăn.

Liều dùng thuốc Femara

Người lớn – Người bệnh cao tuổi (trên 65 tuổi)
  • Liều khuyến cáo thuốc Femara Novartis: 2.5mg x 1 lần/ngày
  • Không cần điều chỉnh liều thuốc với những bệnh nhân cao tuổi trong quá trình điều trị.
  • Đối với những bệnh nhân mắc ung thư vú, việc sử dụng nên thực hiện cho đến khi có sự tiến triển rõ rệt khối u. Trong trường hợp điều trị bổ trợ và kéo dài, thuốc được dùng trong 5 năm hay cho đến khi có sự tái phát khối u, tùy thuộc vào điều kiện nào xảy ra trước.
  • Có thể xem xét việc thiết lập một lịch trình điều trị tuần tự, ví dụ như dùng Letrozole trong 2 năm sau đó chuyển sang Tamoxifen trong 3 năm, trong trường hợp điều trị bổ trợ. Nếu sử dụng Thuốc Femara trong điều trị mới bổ trợ, có thể tiếp tục trong 4 – 8 tháng để đạt hiệu quả giảm khối u tốt nhất. 
  • Trong trường hợp không đạt được đáp ứng đủ, nên ngừng sử dụng thuốc và xem xét phẫu thuật và thảo luận giữa bệnh nhân và bác sĩ về các lựa chọn điều trị tiếp theo.
Trẻ em
  • Thuốc điều trị không phù hợp sử dụng cho trẻ em và thanh thiếu niên. Hiện tại, chỉ có một số dữ liệu hạn chế và không đủ để đưa ra bất kỳ khuyến nghị nào cho nhóm tuổi này.
Suy thận
  • Không cần điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận có độ thanh thải Creatinin ≥10 ml/phút.
    Không có đủ dữ liệu về suy thận với độ thanh thải Creatinin thấp hơn 10 ml/phút.
Suy gan
  • Không cần điều chỉnh liều thuốc Femara 2,5mg cho bệnh nhân có suy gan nhẹ đến trung bình (Child-Pugh A hoặc B). Tuy nhiên, hiện này không có đủ dữ liệu để đưa ra khuyến nghị liều dùng cho bệnh nhân suy gan nặng (Child-Pugh C). Trong trường hợp này, việc giám sát bệnh nhân cần được thực hiện một cách chặt chẽ.

Lưu ý rằng thuốc luôn phải được sử dụng dưới sự chỉ định và giám sát của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng thuốc Femara điều trị khi chưa có sự cho phép từ bác sĩ cũng như chuyên gia y tế. .

Thận trọng khi dùng Femara 2.5mg

Thuốc Letrozole có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nguy cơ này có thể còn cao hơn với một số nhóm bệnh nhất định. 

  • Thuốc thường không được sử dụng cho phụ nữ tiền mãn kinh.
  • Nên tránh sử dụng đồng thời thuốc Femara với Tamoxifen, các thuốc kháng Estrogen khác hoặc các liệu pháp có chứa Estrogen vì nó làm giảm tác dụng Letrozole.
  • Xương yếu: Theo thời gian, Letrozole có thể làm giảm chất lượng xương, làm chúng yếu đi và tăng nguy cơ gãy xương. Nếu bệnh nhân bị giòn xương và cần dùng Letrozole bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc khác để cải thiện chất lượng xương.
  • Một số người dùng thuốc có thể phát triển mức Cholesterol cao. Quá nhiều Cholesterol trong máu làm tăng nguy cơ đau tim, tắc nghẽn mạch máu hoặc đột quỵ 
  • Các yếu tố nguy cơ: Bệnh gan nặng và rối loạn chức năng gan, nếu có vấn đề với gan có thể dẫn đến nồng độ Letrozole cao và làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ.
  • Không nên dùng nếu đang cho con bú, mang thai hay có khả năng có thể mang thai. Thuốc có thể gây hại cho bé đang phát triển bên trong bụng mẹ. 
  • Thuốc có gây tác dụng không mong muốn như: Chóng mặt, đau đầu nên không nên dùng cho những người lái xe và đang vận hành máy móc.

Xem thêm Thuốc Ado – Trastuzumab Emtansine điều trị ung thư vú

Trước khi dùng thuốc Femara bạn nên lưu ý gì? 

Cung cấp đầy đủ thông tin về các loại thuốc bạn đang sử dụng gồm cả thuốc kê đơn, không kê đơn, các loại vitamin và các sản phẩm thảo dược bổ sung cho bác sĩ.

Chia sẻ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe bao gồm:

  • Đã hoặc sắp phẫu thuật.
  • Đang mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Vấn đề về liên quan đến gan và thận.
  • Vấn đề về xương, loãng xương.
  • Tiền sử đột quỵ, cục máu đông.
  • Bệnh tim, đau ngực, suy tim và đau tim.
  • Huyết áp cao.

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng Femara – Letrozole

Các tác dụng phụ của thuốc ung thư này có thể thay đổi về mức độ thường xuyên và nghiêm trọng tùy theo từng người. Điều này cũng phụ thuộc vào phương pháp điều trị đang được áp dụng.

Thường gặp Ít gặp Hiếm gặp
  • Nóng bừng, đau đầu, chóng mặt.
  • Đau khớp và xương.
  • Cơ thể yếu ớt
  • Sưng tấy.
  • Cholesterol cao.
  • Đổ mồ hôi quá nhiều.
  • Thay đổi khẩu vị, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, đau bụng
  • Trầm cảm.
  • Nhức đầu, chóng mặt, rụng tóc, da khô
  • Tim đập nhanh, huyết áp cao.
  • Các vấn đề về xương: xương yếu, loãng xương đau hay gãy xương.
  • Viêm khớp.
  • Chảy máu từ âm đạo.
  • Sưng bàn chân, bàn tay, cánh tay, chân.
  • Đau ngực.
  • Đau cơ.
  • Nhiễm trùng đường tiểu.
  • Đau gần khối u ung thư, giảm tế bào bạch cầu.
  • Cảm thấy lo lắng và cáu kỉnh, khó thở và ho.
  • Buồn ngủ hoặc không thể ngủ được, hay quên.
  • Ngứa ran chỗ châm chích hoặc tê.
  • Mất vị giác.
  • Các vấn đề về mắt, mờ mắt, đục thủy tinh thể.
  • Các vấn đề về tim như nhịp tim nhanh, đau thắt ngực, đau tim.
  • Cục máu đông, cục máu đông tĩnh mạch sâu (DVT).
  • Khô và viêm niêm mạc miệng.
  • Thay đổi hoạt động của bộ phận gan.
  • Cần đi một lượng nhỏ nước tiểu thường xuyên trong ngày.
  • Chảy ra từ âm đạo, khô âm đạo.
  • Đau vú.
  • Nhiệt độ cơ thể cao, cảm thấy khát nước.
  • Phát ban nổi lên, ngứa.

Tương tác Femara (Letrozole) 2.5mg

Tương tác thuốc sẽ làm thay đổi cách hoạt động thuốc Femara hay tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ. Để đảm bảo an toàn, hãy ghi danh sách các sản phẩm đang sử dụng như thuốc kê đơn/không kê đơn và các sản phẩm thảo dược, sau đó chia sẻ với bác sĩ và dược sĩ . 

Thuốc Femara 2.5mg tương tác với thuốc khác: 

Có thể tác động đến chất ức chế Cytochrom P450 2A6 và 2C9. Một số sản phẩm có thể tương tác: Thuốc chẹn Estrogen (như Anastrozole, Tamoxifen ), Tibolone, Estrogen (như Ethinyl Estradiol, Estrogen liên hợp ),…

Thuốc tương tác với thực phẩm: Rượu, bia, chất kích thích với Letrozole.

Có 3 bệnh tương tác với thuốc Femara (Letrozole) bao gồm: Bệnh gan, Cholesterol, loãng xương.

Cách bảo quản

  • Để xa tầm tay, nhìn của trẻ em.
  • Không dùng thuốc Femara khi đã hết hạn in trên vỏ hộp.
  • Không bảo quản trên 30ºC.
  • Bảo quản thuốc trong bao bì gốc tránh ẩm à thuốc hết công dụng.
  • Không sử dụng bất kỳ bao bì nào bị hư hỏng hay có dấu hiệu làm giả.

Cơ chế hoạt động Femara là gì?

Thuốc Femara sẽ không có tác dụng đối với bệnh ung thư vú âm tính với thụ thể Hormone. Hoạt chất Etrozole là một chất ức chế Aromatase. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn Enzym Eromatase, Enzyme này biến nội tiết tố Androgen thành một lượng nhỏ Estrogen trong cơ thể và có liên quan đến việc sản xuất Hormone Oestrogen.

Trong một số loại ung thư vú (dương tính với thụ thể Hormon hay phụ thuộc vào Hormon), Estrogen được biết là có tác dụng kích thích sự phát triển tế bào ung thư. Bằng cách ngăn chặn hoạt động của Aromatase và làm giảm lượng Estrogen được sản xuất. Do đó thuốc Femara làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển và lây lan ung thư.

Câu hỏi thường gặp khi dùng Femara (Letrozole)

Dưới đây là lời giải đáp về một số câu hỏi được nhiều người dùng quan tâm quan tâm khi tìm hiểu hay sử dụng thuốc điều trị bệnh ung thư vú hiện nay. 

Mua thuốc Femara 2.5 ở đâu?

Thuốc Femara 2.5mg Letrozole là sản phẩm chính hãng được phân phối bởi Nhà Thuốc An An và giao hàng Hồ Chí Minh, các tỉnh thành trên cả nước. Nếu bạn đang tìm hiểu nơi mua thuốc theo đơn, bạn có thể đặt hàng qua số điện thoại: 0985689588 để mua thuốc chính hãng với giá cạnh tranh theo đơn thuốc bác sĩ hiện nay. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến trực tiếp nhà thuốc của chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn.

Bạn có thể mua thuốc tại Nhà Thuốc An An với cam kết về chất lượng thuốc và được kiểm tra sản phẩm trước khi nhận.

  • Địa chỉ: 363C Đ. Phan Văn Trị, P.11, Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Thuốc Femara 2.5mg dùng trước hay sau ăn?

Thuốc Femara 2.5mg có thể được dùng trước hoặc sau khi ăn. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu, bác sĩ thường khuyến cáo nên uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày, bất kể bữa ăn.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định uống Femara sau khi ăn để giảm nguy cơ gây buồn nôn. Tuy nhiên, điều này cần được trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Thuốc nên uống sau khi ăn vào cùng một thời điểm để tránh tình trạng quên uống và phát huy hết tác dụng của thuốc. 

Phân biệt Femara thật giả ra sao?

Để phân biệt thuốc thật và giả, bạn có thể lưu ý các điểm sau:

  • Nguồn gốc và cửa hàng: Hãy mua thuốc Femara từ các cửa hàng uy tín, nhà thuốc đáng tin cậy hoặc các nhà sản xuất được phê duyệt. Tránh mua từ các nguồn không rõ hay không đáng tin cậy.
  • Bao bì và nhãn hiệu: Kiểm tra bao bì của thuốc để đảm bảo chất lượng in ấn, chính xác thông tin và logo, nhãn hiệu được sắp xếp rõ ràng, không có chất kém chất lượng.
  • Màu sắc và hình dạng: So sánh màu sắc, hình dạng viên thuốc với mô tả của nhà sản xuất hoặc thông tin ghi trên bao bì. Thuốc thật sẽ có màu sắc và hình dạng đồng nhất.
  • Số lô và hạn sử dụng: Kiểm tra số lô và ngày hết hạn của thuốc. Thuốc thật sẽ có thông tin hợp lệ và không bị chỉnh sửa.
  • Đóng gói: Thuốc thật sẽ được đóng gói cẩn thận, không có dấu hiệu rách, hỏng hoặc hở nắp.
  • Sự khác biệt về hiệu quả và tác dụng phụ: Nếu bạn đã dùng thuốc Femara thật trước đó và cảm nhận thấy hiệu quả hay tác dụng phụ, so sánh với việc sử dụng thuốc mới. Nếu có sự khác biệt quá lớn, hãy cảnh giác về tính xác thực của thuốc.

Trong trường hợp có bất kỳ nghi ngờ nào về tính xác thực của thuốc, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc nhà sản xuất để được tư vấn và xác nhận. Tránh sử dụng thuốc giả, vì điều này có thể gây hại đến sức khỏe.

Tài liệu tham khảo:

1/ Femara: Công dụng và liều dùng, tác dụng phụ – Drugs.com, tác giả Philip Thornton, DipPharm (ngày đăng và cập nhật lần cuối vào 23 tháng 5 năm 2023) từ https://www.drugs.com/femara.html, cập nhật 16/01/2024.

2/ Femara: Tác dụng phụ, chi phí, công dụng và hơn thế nữa, tác giả Victor Nguyen, PharmD (ngày đăng 08/11/2022) từ https://www.healthline.com/health/drugs/femara, cập nhật 16/01/2024.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *