Thuốc Mvasi Bevacizumab là một kháng thể nhân tạo (IgG1) được dùng để phụ trợ điều trị các loại ung thư khác nhau. Thuốc ung thư này hoạt động bằng cách ngăn chặn protein nhất định (yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu-VEGF) do đó làm giảm máu cung cấp tới các khối u và làm chậm sự phát triển của khối u.
Để được tư vấn chính xác về thuốc dùng điều trị ung thư, hãy liên hệ ngay với ☎️ 0933785717, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn trong việc tìm hiểu rõ hơn về các dược phẩm và các loại thuốc đặc trị ung thư khác trên thị trường.
Thuốc Mvasi (Bevacizumab) là thuốc gì?
Thuốc tiêm Bevacizumab được dùng cùng với các loại thuốc khác để điều trị bệnh nhân ung thư biểu mô di căn đại tràng hay trực tràng. Thuốc cũng được dùng để điều trị một số loại ung thư phổi di căn và một loại khối u não nhất định.
Thuốc Mvasi (Bevacizumab) cũng được dùng kết hợp với các loại thuốc khác (Interferon Alfa) để điều trị bệnh nhân ung thư thận di căn.
Nó cũng được kết hợp với các loại thuốc khác (ví dụ Paclitaxel và Cisplatin, hoặc Paclitaxel và Topotecan) để điều trị bệnh nhân ung thư cổ tử cung đang tiếp tục, tái phát hay đã lan sang các bộ phận khác.
Thuốc Mvasi sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác (Paclitaxel, Doxorubicin Liposomal Pegylated, Topotecan, Carboplatin và Paclitaxel, Carboplatin và Gemcitabine, Avastin) để điều trị buồng trứng biểu mô tái phát, kháng bạch kim, ống dẫn trứng, ung thư phúc mạc nguyên phát có hay không có phẫu thuật trước đó.
Thuốc tiêm Mvasi 100mg/4ml sử dụng cùng với Atezolizumab để điều trị một loại ung thư gan (HCC) đã lan rộng khắp cơ thể hay không thể loại bỏ bằng phẫu thuậtở những bệnh nhân chưa dùng thuốc điều trị ung thư khác bằng đường uống hoặc tiêm.
Bevacizumab ngăn chặn sự phát triển của một số loại mạch máu đến tế bào ung thư. Điều này giúp làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư bằng cách bỏ đói các tế bào các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển.
Thuốc này chỉ được cung cấp bởi hoặc dưới sự giám sát trực tiếp của bác sĩ.
Thông tin thuốc Mvasi
✅ Thành phần chính | ⭐ Bevacizumab |
✅ Thương hiệu: | ⭐ Mvasi |
✅ Nhà sản xuất: | ⭐ Amgen |
✅ Nơi sản xuất: | ⭐ Amgen Australia |
✅ Dạng bào chế: | ⭐ Dung dịch tiêm lọ 4ml 100mg/4ml và lọ 16ml 400mg/16ml |
✅ Cách đóng gói: | ⭐ 1 hộp 1 lọ dung dịch tiêm |
✅ Hạn dùng: | ⭐ Trên bao bì |
Chống chỉ định Mvasi
- Dị ứng với các thành phần thuốc Mvasi (Bevacizumab).
- Phụ nữ đang mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ.
- Trẻ em dưới 18 tuổi.
Cơ chế hoạt động của thuốc Mvasi
Thuốc Mvasi 100mg/4ml thuộc nhóm thuốc ung thư điều trị đích được gọi là chất ức chế yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF). VEGF là một loại protein cụ thể giúp các tế bào ung thư phát triển bằng cách thúc đẩy và mở rộng nguồn cung cấp máu. Mvasi (bevacizumab) hoạt động bằng cách chặn VEGF. Điều này cắt đứt nguồn cung cấp máu của bệnh ung thư, giúp làm chậm sự phát triển.
Cách dùng thuốc Mvasi
Thông tin bên dưới do Nhà Thuốc An An cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ và không tự ý sử dụng khi không có chỉ định từ bác sĩ theo dõi điều trị bệnh.
Cách dùng
- Thuốc Mvasi được cung cấp dưới dạng dung dịch lỏng và được truyền vào tĩnh mạch bởi bác sĩ.
- Lần truyền đầu tiên dự kiến sẽ mất khoảng 90 phút. Các liệu trình tiếp theo sẽ được tiến hành hàng tuần và theo chỉ định của bác sĩ tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn.
- Nếu liều truyền đầu tiên không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng, thì lần truyền thứ hai sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn hơn, chỉ khoảng 60 phút.
- Nếu trong lần truyền thuốc Mvasi thứ hai, dung dịch có thể được chuyển từ 60 phút, các liều tiếp theo sẽ được truyền trong khoảng thời gian ngắn hơn, chỉ khoảng 30 phút.
Xem thêm một số loại thuốc khác cùng hoạt chất: Thuốc Cizumab 400 mg/16ml Bevacizumab
Liều dùng thuốc Mvasi
Thuốc Mvasi được bác sĩ hoặc y tá có chuyên môn truyền vào tĩnh mạch (IV). Bác sĩ của bạn sẽ xác định liều lượng dựa trên cân nặng, tình trạng sức khỏe và các loại bệnh ung thư.
1. Ung thư đại trực tràng di căn
Liều dùng khuyến nghị thuốc Mvasi kết hợp với điều trị hóa trị tiêm tĩnh mạch dựa trên Fluorouracil như sau:
- 5 mg/kg IV kết hợp với chế độ điều trị Bolus-IFL, thực hiện trong khoảng 2 tuần.
- 10 mg/kg IV khoảng 2 tuần kết hợp với phương pháp FOLFOX4.
- 5 mg/kg IV khoảng 2 tuần hoặc 7,5 mg/kg IV trong khoảng 3 tuần, kết hợp với điều trị hóa trị Fluoropyrimidine-irinotecan hoặc Fluoropyrimidine-oxaliplatin cho những bệnh nhân đã chuyển sang phác đồ điều trị chứa Bevacizumab.
2. Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ hay ung thư biểu mô tế bào không vảy: Liều khuyến cáo là 15mg/kg IV 3 tuần truyền 1 lần kết hợp với Carboplatin và Paclitaxel.
3. U trung biểu mô tái phát: Liều khuyến cáo 10 mg/kg tiêm thuốc Mvasi trong tĩnh mạch 2 tuần/một lần.
4. Di căn ung thư tế biểu mô tế bào thận: Liều khuyến cáo 10 mg/kg IV 2 tuần/một lần kết hợp cùng với Interferon-alpha.
5. Ung thư cổ tử cung dai dẳng, tái phát và di căn: Liều khuyến cáo là 15 mg/kg được tiêm vào trong tĩnh mạch khoảng 3 tuần một lần kết hợp với chung với Cisplatin và Paclitaxel hoặc kết hợp với Paclitaxel và Topotecan.
6. Ung thư phúc mạc nguyên phát, Biểu mô ở trong buồng trứng, ống dẫn trứng: Liều thuốc Mvasi khuyến cáo là khoảng 3 tuần/1 lần 15 mg / kg IV kết hợp cùng với với Carboplatin và Paclitaxel trong 6 chu kỳ (tối đa), sau đó là Mvasi (Bevacizumab) khoảng 3 tuần/1 lần với 15 mg / kg dưới dạng đơn chất. Lên đến 22 chu kỳ hay cho đến lúc mà bệnh tiến triển, tùy thuộc vào điều kiện có thể xảy ra sớm hơn.
7. Kháng bạch kim:
- Liều dùng thuốc Mvasi khuyến cáo là 10 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 2 tuần, kết hợp với Paclitaxel hoặc Pegylated liposomal Doxorubicin và Topotecan (Hàng tuần).
8. Bạch kim nhạy cảm:
- Liều dùng khuyến cáo là khoảng 15 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 3 tuần, kết hợp với Carboplatin và Paclitaxel trong khoảng 6 đến 8 chu kỳ, sau đó tiếp tục với thuốc Mvasi 15mg/kg mỗi 3 tuần cho đến khi tiến triển.
- Liều dùng khuyến cáo là khoảng 15 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 3 tuần, kết hợp với Carboplatin và Gemcitabine trong khoảng 6 đến 10 chu kỳ, sau đó tiếp tục với Bevacizumab 15 mg/kg mỗi 3 tuần như liệu pháp độc lập cho đến khi bệnh tiến triển.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Mvasi
- Xạ trị hay thực hiện hóa trị.
- Viêm ruột (các triệu chứng có thể bao gồm sốt và đau – loét dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy).
- Huyết áp cao.
- Cục máu đông hay đột quỵ, nếu bạn đang dùng thuốc để ngăn cục máu đông (ví dụ như Warfarin) hoặc nếu bất kỳ ai trong gia đình bị các vấn đề về chảy máu.
- Bệnh tim.
- Bệnh tiểu đường.
- Phẫu thuật lớn trong vòng 28 ngày qua hay có vết thương chưa lành hẳn. Thuốc Mvasi (Bevacizumab) có thể làm tăng nguy cơ chảy máu sau phẫu thuật.
- Tắc động mạch phổi: Thuốc Mvasi có thể làm tăng nguy cơ tái phát.
- Đã tiếp nhận anthracycline (ví dụ Doxorubicin) hoặc đã xạ trị ở ngực. Anthracycline là một loại hóa trị liệu cụ thể được dùng để điều trị một số bệnh ung thư. Thuốc có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim yếu.
- Đau ở miệng, răng, tê hoặc cảm giác nặng nề ở hàm, sưng hoặc lở loét bên trong miệng.
- Dị ứng với bất kỳ loại thuốc, thực phẩm, thuốc nhuộm hay chất bảo quản nào khác.
Trong quá trình điều trị, người bệnh có thể có nguy cơ phát triển một số tác dụng phụ. Điều quan trọng là người dùng hiểu những rủi ro này và cách theo dõi chúng.
Thai kỳ
- Không sử dụng thuốc Mvasi (Bevacizumab) nếu đang mang thai. Thuốc có thể gây hại cho bào thai.
- Phụ nữ có khả năng sinh con, hãy sử dụng các biện pháp tránh thai phù hợp trong quá trình điều trị bằng Mvasi và trong ít nhất 6 tháng sau liều cuối cùng của bạn.
- Thông báo ngay cho bác sĩ nếu bạn có thai trong khi đang điều trị bằng thuốc Mvasi Bevacizumab.
Cho con bú: Không cho con bú khi đang điều trị thuốc và trong ít nhất 6 tháng sau liều cuối cùng. Thuốc Mvasi có thể làm chậm sự tăng trưởng và phát triển của bé.
Tác dụng phụ thuốc Mvasi
Liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu gặp bất kỳ điều nào sau đây:
Tác dụng phụ thuốc Mvasi nghiêm trọng
- Các triệu chứng: sốt, ớn lạnh, đau bụng dữ dội hoặc chuột rút, đầy hơi.
- Kích ứng da quanh hậu môn, chảy dịch từ hậu môn, sưng hoặc đỏ quanh hậu môn, có máu trong phân.
- Chảy máu nghiêm trọng: chảy máu bất thường, khó cầm máu, dễ bị bầm tím, có máu trong nước tiểu hoặc phân.
- Phổi: đau ngực, ho, khó thở, thở khò khè, tim đập nhanh.
- Dạ dày: nôn ra máu, co thắt dạ dày, phân đen hoặc hắc ín, có máu trong phân.
- Đột quỵ: tê hoặc yếu đột ngột ở cánh tay, chân hoặc mặt, lú lẫn, khó nhìn, nhức đầu, đi lại khó khăn.
- Tim: đau ngực, khó chịu ở dạ dày, đổ mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt.
- Chân: chuột rút ở chân, sưng, đau, căng cơ.
- Huyết áp cao nguy hiểm: lo lắng, mờ mắt, lú lẫn, đau ngực, buồn nôn, nôn, nhức đầu.
- Các vấn đề nghiêm trọng về thận: buồn nôn, nôn, cảm thấy rất mệt mỏi, đi tiểu ít hơn bình thường.
- Phản ứng truyền dịch nghiêm trọng: khó thở, ngứa hoặc phát ban, đỏ bừng, sưng tấy, đau ngực, nhịp tim nhanh, chóng mặt, ngất xỉu.
Các tác dụng phụ sau đây có thể cải thiện theo thời gian khi cơ thể bạn quen với thuốc Mvasi. Hãy cho bác sĩ biết ngay lập tức nếu bạn tiếp tục gặp các triệu chứng này hoặc nếu chúng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
Tác dụng phụ thường gặp:
- Chảy máu mũi.
- Đau đầu, sổ mũi.
- Huyết áp cao.
- Nồng độ protein cao hơn trong xét nghiệm nước tiểu.
- Thay đổi khẩu vị.
- Da khô.
- Chảy máu khó cầm lại.
- Mắt khô hoặc chảy nước mắt.
- Đau lưng.
- Lột da hoặc phồng rộp da.
Lưu ý: Các tác dụng phụ mà bệnh nhân có thể gặp phải từ thuốc Mvasi (Bevacizumab) cũng phụ thuộc vào loại thuốc khác đang dùng để điều trị. Thuốc thường được dùng cùng với hóa trị hay các loại thuốc chống ung thư khác.
Tương tác thuốc Bevacizumab
Thuốc Mvasi có khả năng tương tác với Sunitinib sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Nếu đang sử dụng các loại thuốc này bệnh nhân cần lưu ý thông báo với bác sĩ.
Tương tác thuốc Mvasi với rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích gây ra các tác dụng phụ nhẹ và nghiêm trọng. Vì vậy trong quá trình sử dụng thuốc tránh dùng các loại thực phẩm chất được liệt kê trên.
Cách bảo quản Mvasi
- Thuốc Mvasi sẽ được bảo quản trong nhà thuốc hoặc trong khu bệnh viện trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2-8°C.
- Thuốc chỉ sử dụng một lần.
- Các lọ chỉ nên được sử dụng một lần và mọi nội dung còn lại phải được loại bỏ.
- Mvasi không được sử dụng sau ngày hết hạn.
Câu hỏi thường gặp khi dùng thuốc Mvasi
Thuốc Mvasi giá bao nhiêu?
Giá bán của thuốc Mvasi (Bevacizumab) có thể khác nhau tại các cơ sở kinh doanh thuốc. Để biết thông tin chính xác về giá, vui lòng liên hệ với nhà thuốc, phòng khám, bệnh viện hoặc các cơ sở có giấy phép kinh doanh thuốc.
Người bệnh có thể tham khảo giá trực tiếp tại nhà thuốc uy tín trên toàn quốc. Liên hệ ngay qua hotline 0933785717 để được tư vấn giá mới nhất.
Mua thuốc Mvasi (Bevacizumab) ở đâu?
Để mua thuốc Mvasi (Bevacizumab), nếu người mua có đơn thuốc hiện tại, có thể mua trực tuyến từ các nhà phân phối dược phẩm hoặc cửa hàng bán lẻ thuốc. Nếu không có đơn thuốc hay giấy phép sử dụng thuốc, Người dùng có thể mua trực tuyến các sản phẩm không kê toa hay các thực phẩm chức năng tại Nhà Thuốc An An.
Ngoài ra, để mua trực tiếp, bạn có thể đến chúng tôi, nhà thuốc tại bệnh viện, nhà thuốc tại phòng khám hay các cơ sở có giấy phép kinh doanh thuốc gần nhất.
Địa chỉ: 363C Đ. Phan Văn Trị, P.11, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0933785717.
Email: info@nhathuocanan.com
Thuốc Mvasi có đặc điểm như thế nào?
- Thuốc Mvasi là dung dịch trong suốt đến hơi đục, không màu đến vàng nhạt.
- Mvasi được cung cấp trong lọ thủy tinh. Mỗi gói chứa một lọ.
- Thuốc Mvasi Bevacizumab lọ tiêm cô đặc tiêm 100 mg/4mL (AUST R 297455).
- Mvasi Bevacizumab 400 mg/16 mL lọ tiêm đậm đặc dạng tiêm (AUST R 297456).
Đội ngũ biên soạn: Nhà Thuốc An An
Tài liệu tham khảo:
1/ Thuốc Mvasi tiêm tĩnh mạch: Công dụng, Tác dụng phụ, Tương tác, Hình ảnh, Cảnh báo & Liều lượng, từ WebMD: https://www.webmd.com/drugs/2/drug-177596/mvasi-intravenous/details, cập nhật 18/01/2024.
2/ Sử dụng Mvasi, Tác dụng phụ & Cảnh báo (đăng ngày 30 tháng 6 năm 2023. Viết bởi Cerner Multum) từ https://www.drugs.com/mtm/mvasi.html, cập nhật 18/01/2024.
3/ Hướng dẫn sử dụng thuốc, Xem và in TL PDF: TẠI ĐÂY.